Kinh nghiệm mở tiệm Nail Mi và kinh doanh ngành Nail

Rate this post

Trong vài năm trở lại đây ở Việt Nam, nghề nail đang dần “lên ngôi” và giúp nhiều người kiếm tiền nhanh chóng. Nhưng để kinh doanh tiệm nail thành công, bạn không chỉ cần tay nghề giỏi mà còn phải nắm bắt kinh nghiệm mở tiệm nail và biết dự trù kinh phí mở tiệm nail, tìm mặt bằng đắc địa, nhân viên chuyên nghiệp, marketing hút khách, quản lí tiệm nail thông minh…

Vậy cụ thể quy trình mở tiệm nail, nối mi, phun xăm, gội đầu, makeup, beauty salon… cần chuẩn bị những gì và cần tránh những gì để không mất tiền oan?

Và làm sao để kinh doanh tiệm nail thu hút khách hàng hiệu quả?

Những kinh nghiệm mở tiệm nail từ A-Z dưới đây sẽ cho bạn nhiều bài học bổ ích.

Xác định đúng khách hàng mục tiêu và chọn mặt bằng phù hợp

1. Sai lầm khi chọn khách hàng mục tiêu và vị trí mở tiệm nail

Đa phần, những người mới bắt đầu mở tiệm nail thường lựa chọn khách hàng và vị trí kinh doanh một cách cảm tính. Mở tiệm nail gần nhà cho thuận tiện đi lại, mở tiệm nail ở những nơi đông người để thu hút sự chú ý của khách vãng lai. Hay thậm chí là thích ở đâu thì khai trương ở đó. Đây có thể là nguyên nhân khiến bạn kinh doanh ế ẩm.

  • Nail là một ngành làm đẹp mang tính thẩm mỹ cao và khách hàng mục tiêu là các chị em phụ nữ từ 18-60 tuổi. Đặc biệt, các chị em trong độ tuổi từ 22-45 tự chủ về kinh tế và thích làm đẹp là nhóm khách hàng trọng tâm hàng đầu.

Như vậy, nếu bạn mở tiệm nail nhỏ ở khu vực đông người nhưng tập trung nhiều nam giới như công trường, công trình xây dựng, công ty cơ khí… thì việc kinh doanh sẽ vô cùng khó khăn. 

  • Đặc thù của ngành nail là sự cầu kì tinh xảo. Những người thường xuyên sử dụng dịch vụ thường là những người ít phải làm việc nặng. Thêm vào đó, các ngành nghề đặc thù yêu cầu đôi tay cắt tỉa gọn gàng sạch sẽ như bác sĩ, y tá, đầu bếp… cũng không phải là đối tượng mục tiêu mà bạn hướng đến.

Thực tế đã chứng minh, nhiều người mở cửa hàng nail trong khu dân cư chuyên dụng cho bác sĩ, y tá đã phải dẹp tiệm chỉ sau vài tháng vì chọn sai thị trường và khách hàng mục tiêu.

kinh nghiem nail - Kinh nghiệm mở tiệm Nail Mi và kinh doanh ngành Nail

2. Kinh nghiệm chọn mặt bằng kinh doanh tiệm nail

Kinh nghiệm mở tiệm làm nail của các bậc “lão làng đi trước” nhấn mạnh: sau khi hiểu rõ về đối tượng khách hàng mục tiêu trong độ tuổi từ 22-45, bạn nên khoanh vùng và lựa chọn vị trí mở tiệm nail ở các khu vực sau:

  • Nếu mở tiệm nail nhỏ, bạn nên chọn khu dân cư có nhiều phụ nữ đang làm văn phòng, nội trợ, kinh doanh…
  • Nếu mở tiệm nail lớn, mô hình chuyên nghiệp, bạn nên ưu tiên vị trí mặt tiền, tiệm nail gần các spa thẩm mỹ viện làm đẹp, gần các tòa nhà, văn phòng có nhiều nhân viên là nữ giới.
  • Mở tiệm nail gần rạp chiếu phim, shop thời trang nữ, gần các địa điểm chụp ảnh cưới… cũng là một lựa chọn thông minh.

Lời khuyên cho bạn: Nên khảo sát vị trí địa lý nhiều lần vào các thời điểm khác nhau. Nếu thấy khu vực tập trung nhiều khách hàng mục tiêu thì bạn có thể an tâm triển khai.

Kinh nghiệm tiết kiệm chi phí tối đa

03. Kinh nghiệm tiết kiệm tiền thuê mặt bằng mở tiệm nail

Khi tìm được mặt bằng phù hợp với mục tiêu đã xác định ngay từ ban đầu, bạn cần chú ý:

  • Với những người mở tiệm nail ít vốn, bạn không nhất thiết phải thuê mặt bằng trên đường lớn bởi chi phí khá đắt đỏ, chỗ để xe chật hẹp. Thay vào đó, hãy thử tìm mặt bằng ở đường nhỏ, không gian rộng rãi thoáng mát tạo sự thư giãn cho khách hàng.
  • Cũng đừng quá lo lắng về việc khách hàng khó tìm đường đến tiệm. Thời buổi công nghệ 4.0, bạn có thể chỉ đường bằng Google Map, chỉ đường qua các công cụ truyền thông marketing hoặc làm bảng hướng dẫn từ đường chính đi vào. Khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra tiệm nail của bạn ngay thôi!
  • Với những người kinh doanh tiệm nail quy mô lớn, định vị ở phân khúc cao cấp thì mặt bằng đường chính hoặc mặt bằng trong các trung tâm thương mại là lựa chọn lý tưởng. Ở các vị trí này, bạn dễ dàng tìm được các quý cô – quý bà sẵn sàng chi tiền để làm đẹp. Đồng thời, vị trí mặt bằng tốt cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo, marketing sau này.

Chú ý: Dù bạn thuê mặt bằng lớn hay nhỏ thì chi phí thuê mặt bằng mở tiệm nail chỉ nên giới hạn dưới 15% tổng vốn bạn có. Ngân sách còn lại bạn sẽ còn phải đầu tư rất nhiều vào các hạng mục khác.

04. Kinh nghiệm tiết kiệm thời gian và chi phí đăng ký kinh doanh tiệm nail

Muốn bắt đầu kinh doanh tiệm nail, bạn bắt buộc phải đăng ký với chính quyền địa phương để được pháp luật bảo hộ.

  • Đối với những người kinh doanh tiệm nail nhỏ, bạn có thể đăng ký cấp phép dạng hộ kinh doanh cá thể.
  • Muốn mở tiệm làm nail chuyên nghiệp theo kiểu công ty, bạn sẽ phải đăng ký xin giấy phép kinh doanh ở Sở kế hoạch đầu tư của Tỉnh/thành phố. Tốt nhất là bạn nên đăng ký công ty theo dạng Trách Nhiệm Hữu Hạn để giảm thiểu tối đa về mặt trách nhiệm.

Nhìn chung, thủ tục đăng ký cấp phép của công ty khá phức tạp. Nếu tự mày mò nghiên cứu sẽ tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy, bạn có thể liên hệ kế toán hoặc dịch vụ đăng ký kinh doanh để được hướng dẫn nhanh gọn lẹ với chi phí hợp lý.

Trung bình, mỗi hồ sơ đăng ký thành lập công ty nail nếu thuê dịch vụ sẽ mất khoảng 1.200.000-1.500.000 đồng bao gồm cả khắc con dấu công ty.

05. Kinh nghiệm tiết kiệm chi phí décor và mua sắm đồ nội thất nail

kinh nghiem trang tri tiem nail - Kinh nghiệm mở tiệm Nail Mi và kinh doanh ngành Nail

Nếu như chất lượng làm nail là phần cốt lõi bên trong thì décor thiết kế lại là “bộ mặt đại diện” cho tiệm của bạn. Kể cả khi bạn làm tiệm nail bình dân ít vốn hay tiệm nail cao cấp thì khâu thiết kế và nội thất vẫn phải đề cao. Nhưng bí quyết nào để giảm chi phí décor thiết kế, mua sắm nội thất?

a/ Giảm chi phí thiết kế décor và mua sắm nội thất tiệm nail bình dân

Theo kinh nghiệm mở tiệm nail của những người đi trước, khi không có nhiều chi phí, bạn có thể tận dụng các vật dụng sẵn có trong nhà hoặc mua lại đồ thanh lý, đồ cũ còn tốt. Nếu khéo léo lựa chọn, bạn sẽ có những sản phẩm chất lượng với mức giá chỉ còn một nửa.

b/ Cách tiết kiệm chi phí thiết kế và đồ nội thất tiệm nail cao cấp, chuyên nghiệp

Sự khác biệt lớn nhất khi đầu tư mở tiệm nail chuyên nghiệp đó là thiết kế tiệm nail và màu sắc nội thất phải có sự đồng bộ, thống nhất. Từ logo cho tới màu tường, từ các hình ảnh trang trí cho tới màu sắc bàn ghế đều hài hòa để tạo nên vẻ đẹp tinh tế, cân xứng.

Mục đích của việc thiết kế và thi công đồ nội thất một cách đồng nhất sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu tốt, tạo sự thoải mái thư giãn cho khách hàng. Mà bạn biết đấy, một khi khách hàng hài lòng thì họ sẽ tự động chi tiền mà không cần bạn phải gợi ý.

Quay trở lại vấn đề, việc thiết kế biển hiệu, décor tiệm nail đồng bộ sẽ tốn nhiều chi phí hơn rất nhiều so với mở tiệm nail bình dân. Trung bình sẽ mất khoảng từ 45-60% tổng vốn ban đầu

c/ Lưu ý trong quá trình thực hiện thiết kế tiệm nail và thi công đồ nội thất tiệm nail

  • Thiết kế biển hiệu nail, sơn tường, bố trí cây cảnh và các hình ảnh trang trí tiệm nail phù hợp với xu hướng hiện đại.
  • Thiết kế bảng giá đẹp, đồng nhất với màu thương hiệu để tạo sự chuyên nghiệp.
  • Thiết kế và đặt may đồng phục nhân viên đồng bộ.
  • Mua sắm và trang trí nội thất bàn ghế sang trọng đồng nhất với màu nhận diện thương hiệu.
  • Phối hợp đánh đèn – gương soi tạo cảm giác ấm cúng, thoải mái.
  • Đầu tư bàn tiếp tân, quầy tính tiền, đầu tư máy tính quản lý nhân sự, quản lý các chương trình quảng cáo, phát triển tiệm nail…

Nếu chú ý đầu tư mở tiệm nail đồng bộ ngay từ đầu thì sau này, bạn sẽ không phải mất thời gian và ngân sách sửa chữa, nâng cấp như các tiệm nail nhỏ mua đồ cũ. Đây cũng là một bí quyết tiết kiệm vốn thông minh đấy chứ?

06. Kinh nghiệm tiết giảm tiền mua sắm máy móc, dụng cụ làm nail

dung cu nail 1 1024x678 - Kinh nghiệm mở tiệm Nail Mi và kinh doanh ngành Nail

Bạn cần liệt kê danh sách các dụng cụ cần mua như: dụng cụ làm nail (kìm, kéo…), các loại sơn – gel, các loại máy mài, máy sấy, máy hơ gel…

  • Đối với những người mở tiệm nail nhỏ không có nhiều chi phí, có thể mua các thiết bị cũ còn sử dụng tốt để làm nghề. Sau này có điều kiện sẽ nâng cấp lên từ từ. 
  • Đối với tiệm nail lớn, bạn nên ưu tiên các dụng cụ máy móc có thương hiệu, hàng nhập khẩu chính hãng… Những vật dụng tốt sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời thể hiện đẳng cấp của thương hiệu mình. Đầu tư sản phẩm chất lượng còn giúp bạn tiết kiệm chi phí mua đồ mới sau này.

Lưu ý: Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, bạn cũng không nên cắt giảm chi phí mua sơn – gel và các nguyên liệu làm nail như đá đính. Bởi nếu mua hàng giá rẻ, chất lượng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và danh dự của tiệm.

07. Kinh nghiệm tuyển thợ làm nail

Khi thuê nhân viên làm nail hoặc thợ phụ, bạn không chỉ lên mức lương dựa trên năng lực tay nghề, gu thẩm mỹ mà còn căn cứ vào những đức tính quan trọng như sự trung thực, nhanh nhẹn, thật thà… để đưa ra mức lương phù hợp.

Chú ý luôn traning kỹ càng về thái độ phục vụ thân thiện, hòa nhã, vui vẻ và chân thành với khách hàng. Tuyệt đối không để cảm xúc chi phối gây ảnh hưởng đến công việc. Và đừng quên đưa ra những quy định thưởng – phạt rõ ràng nhé!

08. Kinh nghiệm dự trù kinh phí phát sinh trong quá trình mở tiệm nail

Khoản chi phí này sẽ rơi vào khoảng 4-8% tổng ngân sách. Khoản này sẽ dùng để tính tiền điện nước – wifi hoặc dùng để bù thâm hụt của những hạng mục phát sinh. Đồng thời có thể sử dụng để bồi dưỡng nhân lực trong quá trình thi công hoàn tất tiệm nail.

Lời khuyên dành cho bạn: Khi mở tiệm nail, nếu “vốn mỏng” thì bạn cần có sự cân nhắc kỹ càng trong chi tiêu; có bao nhiêu làm bấy nhiêu và lập kế hoạch kinh doanh tiệm nail một cách chi tiết. Tuyệt đối không đu theo đối thủ hoặc vẽ ra quá nhiều thứ dẫn đến tình trạng “hụt hơi” khi thực thi

C. Kinh nghiệm quản lý tiệm nail

09. Kinh nghiệm quản lý tài chính của tiệm nail

Bí quyết mở tiệm nail có được doanh thu cao là bạn cần phải có sự thiết lập hoàn hảo về tài chính. Có 3 phần quan trọng trong kiểm kê tài chính, đó là:

  • Tính lãi – lỗ của tiệm nail: Bạn cần tính toán khoản tiền doanh thu tính theo ngày – tuần – tháng – năm. Từ đó trừ cho tiền thuê mặt bằng, tiền điện nước, internet, tiền lương nhân viên, tiền mua vật tư… và bạn có nhận được lãi không, hay doanh thu đó bị âm.
  • Hiệu quả của việc đầu tư: Khi bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để trang trí mới toanh, hay làm lại cửa hàng đều không chỉ đơn giản là để cho đẹp. Thay vào đó, bạn cần nắm vững số tiền bỏ ra đã thu lại được hay chưa, việc thay đổi cửa hàng sẽ đem lại hiệu quả như thế nào.
  • Dòng tiền: Kiểm soát chặt chẽ số tiền thu – chi trong thời gian một ngày. Mỗi khi kết thúc thời gian làm việc, bạn nên dành chút thời gian để kiểm kê lại những con số.

10. Kinh nghiệm quản lý cơ sở vật chất trong tiệm nail

Để ý tưởng kinh doanh tiệm nail trở nên thuận lợi, bạn nên kiểm tra các vật dụng bên trong cửa hàng thường xuyên. Gắn camera để tiện việc quản lý tài sản cho khách hàng, tránh xảy ra mất mát ngoài mong muốn… và rất nhiều những món đồ khác bạn cần phải lưu ý.

Sau khi hết giờ làm việc, bạn nên kiểm tra lại một lượt, việc làm này nên diễn ra một cách thường xuyên. Những vật tư trong tiệm đều dùng tiền vốn của bạn để mua và chắc chắn chúng phải sản sinh ra lợi nhuận, đồng thời tránh thất thoát một cách đáng tiếc.

11. Kinh nghiệm quản lý đội ngũ nhân viên trong tiệm nail

kinh nghiem quan ly nhan vien nail - Kinh nghiệm mở tiệm Nail Mi và kinh doanh ngành Nail

Nghề nail là một trong những ngành nghề đòi hỏi sự kiên nhẫn cao nhất, nếu bạn muốn đem đến cho khách hàng sự thoải mái thư giãn thì bạn cần tạo thiện cảm xuyên suốt quá trình làm việc của mình, hãy đảm bảo rằng đây là điều mà nhân viên của bạn tự ý thức được.

Về cơ bản trong tiệm nail, người tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất chính là nhân viên chứ không phải là bạn. Vì vậy nên dành thời gian trong 1 tháng có 2 buổi đào tạo lại nhân viên trong cửa hàng.

Không chỉ đơn giản là dạy họ nâng cấp tay nghề, tính chuyên nghiệp, sự sáng tạo mà cần có thêm sự nhẫn nại, tâm lý vui vẻ. Có như vậy, tiệm nail của bạn mới ngày càng phát triển, có chỗ đứng vững chắc trong tương lai.

Một kinh nghiệm quản lý tiệm nail quan trọng nữa trong cách đào tạo đội ngũ nhân viên, đó là: bạn nên có những ưu đãi, thưởng theo doanh thu và hơn hết cũng nên khiến họ cảm thấy thoải mái, vui vẻ trong chính môi trường công việc, cách khích lệ như vậy sẽ là nguồn động lực để cố gắng.

D. Kinh nghiệm phát triển tiệm nail về lâu dài

12. Kinh nghiệm marketing tiệm nail tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu

Sau khi việc mở tiệm nail hoàn tất, nhiệm vụ của bạn là sẽ tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. Chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc quảng cáo facebook, đăng bài zalo mời anh em bạn bè đến dùng thử đúng không?

Xét về hiệu quả thì các phương thức này chỉ manh tính hiệu quả tạm thời. Về lâu về dài, bạn cần suy nghĩ rộng hơn.

Hãy trả lời xem, có anh em bạn bè nào ủng hộ bạn mãi được không? Và thử xem nếu quảng cáo tràn lan thì có mấy ai ở Quận 12 chạy sang quận 1 chỉ để làm bộ móng rồi về không? Câu trả lời chắc chặn bạn là người rõ nhất.

Viết một bình luận

0384.429.062 Ms Hằng
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon